Y học cổ truyền không có bệnh danh cao huyết áp nên thường mô tả trong các phạm trù:”Huyền vượng, đầu thống, can phong, can dương, can hoả vượng”. Khi bệnh diễn biến nặng có biến chứng ở não thì YHCT mô tả trong phạm trù “trúng phong”.
Biện chứng luận trị chủ yếu dựa trên lâm sàng bệnh cao huyết áp
Cao huyết áp giai đoạn I: Trên lâm sàng đa phần biểu hiện can dượng thượng nghịch, âm hư dương khang (cang), tâm thận bất giao, xung nhâm bất điều và đàm trọc trung trở… Điều trị phải bình can tiềm dương, tư âm tiềm dương, điều lý xung nhâm và hoá đàm là đại pháp điều trị.
Cao huyết áp giai đoạn II: Có thể xuất hiện các triệu chứng như trên. Ngoài ra, do bệnh diễn biến đã lâu, bệnh lâu đã nhập vào mạch lạc… Lạc mạch ứ trở có thể thấy ngực đau tâm thống, âm tổn cập dương có thể thấy khí âm lưỡng hư. Vè điều trị, lấy hoạt huyết hoá ứ, tuyên lý thông lạc, khí âm song bổ là đại pháp.
Cao Huyết áp giai đoạn III:Thường xuất hiện các triệu chứng công năng của não, tâm thận bị tổn hại. Vì vậy, bệnh diễn biến lâu ngày thường âm tổn cập dương, xuất hiện âm- dương lưỡng hư, tỳ thận dương hư. Điều trị phải âm- dương cùng bổ, lấy ôn dương lợi thuỷ làm đại pháp. Ngoài ra phải chú ý toàn diện điều tiết tình chí, chế độ ăn uống, nghỉ ngơi kết hợp với luyện tập khí công liệu pháp. Nếu huyết áp vẫn cao phải phối hợp thuốc Trung- tây y làm cho huyết áp hạ xuống mức bình thường, đồng thời tăng cường điều trị theo biện chứng luận trị, kết hợp thêm 1 số thuốc hạ áp đã có tác dụng trên thực nghiệm sẽ nâng cao hiệu quả điều trị.
Nguyên nhân, cơ chế bệnh lý
Bệnh nhân cao huyết áp chủ yếu do thất tình, ẩm thực thất tiết, nội thương hư tổn, bệnh thường ảnh hưởng đến các tạng can thận và luỵ đến tâm tỳ. Cơ chế bệnh chủ yếu là âm -dương của can thận mất điều hoà, tinh thần căng thẳng kéo dài, nhiều tư uất nộ, hay cáu gắt giận dữ làm cho can khí uất trệ, uất lâu hoá hoả dẫn đến can dương thượng cang nên xuất hiện đầu choáng mắt hoa, mắt đỏ, đau đầu, mặt đỏ, tâm phiền, lao thương quá độ. Người mà có cơ thể suy nhược lại bị can dương cang vượng lâu ngày làm cho thận âm hao tổn, mà can âm lại nhờ vào sự tư dưỡng của thận âm, thận âm hư tổn, thuỷ bất năng dưỡng mộc, xuất hiện can thận âm hư là chứng âm hư dương vượng. Thận âm bất túc, thận thuỷ bất năng thượng tế ở tâm mà tướng hoả thiên thịnh, có thể thấy tâm quí thất miên đa mộng, kiện vong… lại ăn nhiều chất béo ngọt vi nặng, uống quá nhiều rượu làm tỳ vị mất kiện vận khiến thấp trọc nội sinh, trở cát khí cơ thanh dương bất thăng, trọc âm bất giáng nên sinh ra đầu choáng mắt hoa, hung quản bĩ tức, rêu lưỡi dày nhờn, can thận âm hư, can dương bạo khang, can phong nội động hiệp với đàm trọc huyết ứ trở trệ kinh lạc, mạch lạc là cơ thể biểu hiện “trúng phong”.
Cao huyết áp giai đoạn III: Bệnh lâu không khỏi, diễn biến kéo dài, âm tổn cập dương, có thể xuất hiện khí âm lưỡng hư, âm- dương đều hư… Thận chủ thuỷ, thận dương hư bất năng trưng hoá thuỷ dịch, thuỷ khí nội đình, thượng lăng tâm tắc, tâm qúi bất định thượng phạp vu phế tắc khả kiến suyễn súc bất năng ngoại (không nằm ngửa được) khái thấu lạc đàm. Tỳ thận dương hư, thuỷ khí nội đình phạp tư cơ phu gây nên thuỷ thũng.
Huyền vượng: Đây là triệu chứng chủ yếu của bệnh cao huyết áp. Cơ chế chủ yếu là can thận âm hư thất điều, can chủ sơ tiết, căng thẳng, nhiều khí uất, uất ức kéo dài, can khí bất thông sướng, khí uất hoá hoả, can âm hao hư, can dương thượng cang, thượng nhiều thanh cung (khung) sinh ra huyền vậng. Thận tàng tinh là âm dịch căn bản của toàn cơ thể, thận âm bất túc, bất năng dưỡng can dấn đến can âm bất túc, can dương thượng cang cũng phát sinh huyền vậng. Tỳ chủ vận hoá, ăn nhiều chất béo ngọt, uống rượu quá độ, lao động quá sức, tổn thương tỳ vị, tỳ mất kiện vận, tụ thấp sinh đàm, đàm trọc trung trở thanh dương bất thăng, trọc âm bất giáng đều phát sinh huyền vậng (như vậy huyền vậng do can dương thượng cang, thượng nhiều thanh không, thận âm bất túc bất năng dưỡng can, tỳ hư tụ thấp sinh đàm).
Đầu thống: Đây là triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân cao huyết áp. Nguyên nhân đau đầu chủ yếu do 3 tạng: can, tỳ, thận. Cao huyết áp kéo dài, can mất sơ tiết uất mà hoá hoả, thượng (nhiều) long thanh khiếu mà sinh đau đầu, hoả vượng thương âm, can mất nhu dưỡng, hoặc thận âm bất túc, thuỷ bất tư mộc, can thận âm hao, can dương thượng cang, thượng nhiều thanh không dẫn đến đau đầu. Thận tinh hao lâu, tuỷ não hư sinh đau đầu hoặc âm tổn cập dương thận dương suy vi thanh dương không phát càng sinh đau đầu, ăn nhiều chất bổ, béo ngọt, tỳ mất kiện vận, đàm thấp nội sinh, thượng nhiều thanh không âm kiệt thanh dương dẫn đến đau đầu. Ngoài ra, bệnh lâu ngày nhập lạc, khí- huyết vận hành bất thông, huyết ứ nội trở bất thông tắc thống, đều sinh đau đầu.
Tâm quí: Ngyên nhân chủ yếu là liên quan đến tâm, thận. Thận âm bất túc thuỷ bất tế hoả, hư hoả vong động, thượng nhiễu tâm thần đẫn đến tâm quí.Bệnh lâu ngày, dương tổn cập âm dẫn đến dương khí bất túc bất năng ôn chiếu tâm mạch tắc tâm động quí mà bất an. Tỳ thận dương hư, bất năng trưng hoá thuỷ dịch, đình tụ mà thành ẩm, tà thượng phạm, ức chế tâm-dương đều có thể phát sinh tâm quí. Ngoà ra bệnh lâu ngày nhập lạc, huyết hành bất thông hoặc tâm dương bất túc, không đủ lực huy động huyết dịch vận hành có thể dẫn đến huyết ứ nội trở đều xuất hiện tâm quí.