VIÊM TUYẾN TUỴ

VIÊM TUYẾN TUỴ

Đông y cho rằng viêm tuyến tụy thuộc phạm trù “đau bụng”, “triệu chứng quyết”. Viêm tuyến tụy bao gồm hai thể là viêm tuyến tụy cấp tính và viêm tuyến tụy mạn tính. Nguyên nhân bệnh do ăn uống, bệnh đường mật, say rượu… Bên cạnh việc dùng thuốc thì chế độ ăn uống cũng rất quan trọng đối với người bị bệnh viêm tụy. Sau đây là một số món ăn bài thuốc có tác dụng hỗ trợ trị bệnh này, bạn đọc có thể tham khảo.

Bài 1: Xích đậu 150g, đậu xanh 150g, sinh ý dĩ nhân 50g, thêm nước vừa đủ, nấu canh uống nhạt, mỗi giờ 50ml, cả ngày đêm, dùng cho người viêm tuyến tụy cấp tính loại phù và viêm tuyến tụy mạn tính phát cơn tái phát cấp tính, có công dụng giải nhiệt giải độc thông ẩm.

Bài 2: Mướp già 1.500g, rửa sạch giã lấy nước uống, mỗi giờ 50ml, cả ngày đêm, dùng cho người viêm tuyến tụy phát cơn cấp tính.

Bài 3: Lông ngỗng 20g, trong nồi nhôm sao xém (không cho mỡ), nghiền bột, đậu phụ 50g, sắc nước chiêu uống, chia 2 lần uống hết, dùng cho người viêm tuyến tụy phát cơn cấp tính.

Bài 4: Miết giáp (mai ba ba) 1 cái, đốt tồn tính, nghiền bột mịn, uống với dầu vừng, mỗi lần 3g, ngày 3 lần, sau bữa ăn, dùng cho người bệnh viêm tuyến tụy mạn tính.

Bài 5: Khoai môn 250g, rửa sạch, giã sống lấy nước, dùng nước sôi ngâm nóng, mỗi lần uống 50ml, số lần dựa theo tình trạng bệnh mà xác định. Hoặc khoai môn thêm nước đun nhạt, uống cũng được, dùng cho người bệnh viêm tuyến tụy cấp, mạn tính, loại xuất huyết hoạt tử giai đoạn thuyên giảm, nếu không có cấm kị, cũng có thể chọn dùng.

Chú ý: Dù viêm tuyến tụy cấp hay mạn tính, đều nên ăn lượng ít, nhiều bữa, kiêng tuyệt đối bia rượu, thức ăn mềm, hạn chế mỡ…

  1. Viêm tụy cấp

1.1. Đại cương   Viêm tụy cấp là tình trạng bệnh lý do chính các men tụy tăng cường hoạt động làm tiêu huỷ tổ chức của tụy.

1.2. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh

* Nguyên nhân:   – Nguyên nhân chưa rõ.

– Một số yếu tố thuận lợi: Người béo, ăn nhiều đạm mỡ trứng, sỏi mật, giun chui ông mật, loét dạ dày, xơ gan.

* Cơ chế bệnh sinh:

Thuyết về giải phẫu.    – Thuyết rối loạn lưu thông dịch tụy.     – Thuyết rối loạn chuyển hoá.

– Các thuyết khác: Nhiễm độc rượu, nhiễm khuẩn, dị ứng, chấn thương bụng hoặc sau phẫu thuật bụng… cũng có thể gây viêm tụy cấp.

1.3. Triệu chứng  * Lâm sàng:

– Cơ năng:   Đau bụng vùng thượng vị hoặc trên rốn dữ dội đột ngột không dứt cơn, lan sau lưng. Nôn nhiều, chất nôn có dịch mật, có khi nôn cả ra máu. Trướng bụng, bí trung tiện.

– Thực thể:  Toàn thân: Da mặt đỏ, có thể vàng, có thể có sốt, mạch nhanh, vã mồ hôi, có thể trụy tim mạch gây tử vong.

Khám bụng: Bụng trướng nhẹ, vùng thượng vị có phản ứng nhẹ, điểm sườn sông lưng bên trái đau (điểm Ayor – Robson), gõ vang vùng giữa bụng, đục vùng thấp.

* Cận lâm sàng:      – Xét nghiệm máu:

Amylase tăng cao > 220 u/1 (37°C) (tốt nhất theo dõi Pancreatic Amylase).

Calci máu giảm (nêu sau bị bệnh 4-8 giờ, calci vẫn giảm thì bệnh nặng).

Đường huyết tăng – thường nặng.

Bạch cầu tăng nhất là bạch cầu đa nhân trung tính.

– Xét nghiệm nước tiểu:

Amylase niệu tăng.

Đường niệu (+).

Tỷ số: Crearance Amylase / Crearance Creatinin = Amylase niệu/Amylase máu X Creatinin máu / Creatinin niệu X 100. Bình thường tỷ sô’ này từ 1 – 5%.

X quang

X quang bụng: Đại tràng giãn to, có thể thấy sỏi túi mật, không thây liềm hơi, mức nước.

X quang dạ dầy tá tràng: Khung tá tràng giãn rộng, dạ dày bị đẩy ra phía trước.

Soi Ổ bụng: Dịch ổ bụng có màu hồng, có các vết nến ở thành bụng, mạc treo, thành ruột.

1.4. Chẩn đoán

* Chẩn đoán xác định:

Dựa vào các triệu chứng:

Lâm sàng.

Cận lâm sàng.

* Chẩn đoán phân biệt:

Thủng dạ dày.

Tắc ruột.

Cơn đau bụng gan mật.

  1. Viêm tụy mạn

2.1. Đại cương

Viêm tụy mạn là tình trạng bệnh lý xơ hoá tụy làm mất chức năng ngoại tiết và nội tiết của tụy.

2.2. Nguyên nhân

Chưa thật rõ, có thể là

Sau viêm tụy cấp tái phát nhiều lần.

– Tổn thương các mạch máu của tụy.

– Bệnh tự miễn.

– Rối loạn chuyển hoá: Ăn uống không hợp lý…

Nhiễm độc: Rượu, chì…

– Sau phẫu thuật gan, đường mật.

– Sau thủng ổ loét của dạ dày, tá tràng vào tụy.

– Yếu tố di truyền.

2.3. Triệu chứng

* Lâm sàng:

– Cơ năng:

Đau bụng lâm dâm vùng thượng vị hoặc hạ sườn phải, cũng có lúc có cơn đau dữ dội, đau tái phát sau khi ăn, lan sau lưng.

Đại tiện lỏng, khối lượng phân nhiều, mùi thối, trong phân có thể thấy có sợi mỡ.

– Thực thể:

Toàn thân: Gầy đét, da khô, lông tóc thưa và dễ rụng, da niêm mạc hơi vàng nhạt, thiếu máu, mệt mỏi.

Khám bụng: Ấn vùng tá – tụy đau, điểm sườn sống lưng bên trái đau (điểm Ayor – Robson).

* Cận lâm sàng:

– Thăm dò chức năng ngoại tiết tụy:

+ Hút dịch tá tràng: số lượng dịch tụy giảm, men giảm. Tìm thấy nhiều thức ăn chưa tiêu trong phân.

– Xét nghiệm máu

+ Amylase bình thường.

+ Đường huyết tăng.

+ Hồng cầu giảm, thiếu máu nhược sắc, bạch cầu tăng, máu lắng tăng.

– Xét nghiệm nước tiểu:

+ Amylase niệu bình thường.

+ Đường niệu (+).

– X quang

X quang bụng: Thấy hình cản quang của tụy nằm ở khoảng D12,L1,L2.

X quang khung tá tràng: Hẹp đoạn II tá tràng, biến đổi bờ cong lớn dạ dày.

2.4. Chẩn đoán   * Chẩn đoán xác định:

Dựa vào các triệu chứng:    -Lâm sàng.   -Cận lâm sàng.

* Chẩn đoán phân biệt:

Các bệnh tại tuyến tụy: Ưng thư tụy, sỏi tụy.

– Loét dạ dày – tá tràng.    -Việm túi mật.

  1. ĐÔNG Y CHỮA VIÊM TỤY

3.1. Bệnh danh   Trong phạm trù các chứng “Phúc thống”, “Tỳ tâm thống”, “Tiết tả”.

3.2. Nguyên nhân cơ chế bệnh sinh

Bệnh phần nhiều do ăn không điều độ (ăn nhiều đạm, mỡ, trứng), nghiện rượu, làm tổn thương tỳ vị, tích trệ lâu ngày sinh thấp nhiệt, nhiệt ta và thực tích kết hợp dẫn đến không thông khí mà sinh đau bụng. Khí trệ thì huyết ứ – thành cục ở bụng. Thấp nhiệt chưng đốt can đởm – Hoàng đản. Bệnh tái đi tái lại, tỳ khí hư nhược, ảnh hưởng chức năng phân thanh giáng trọc của tỳ vị – đi lỏng. Tỳ hư không nhiếp tinh, tinh chất đưa xuống mà thành chứng tiêu khát.

3.3. Biện chứng luận trị

3.3.1. Thể khí trệ thực tích

* Chứng trạng:   Sườn bụng trướng đau thành cơn, ợ hơi, đại tiện bí kết, rêu lưỡi nhớt, mạch huyền.

* Pháp điều trị:    Lý khí sơ can, thanh nhiệt tiêu thực.

* Bài thuốc: Thanh tụy thang gia giảm:

Sài hồ 09g Hồ hoàng liên 03g
Bạch thược 15g Mộc hương 09g
Diên hồ sách 09g Hậu phác 06g
Sơn tra 12g Thần khúc 12g

(Hình ảnh mang tính chất minh họa)

* Ý nghĩa bài thuốc: Sài hồ, Diên hồ sách, Hậu phác, Mộc hương: Sơ can, lý khí chỉ thống. Hoàng cầm, Hồ hoàng liên: Thanh nhiệt. Thần khúc, Sơn tra: Tiêu thực. Bạch thược: Thư loan chỉ thống.

Nếu đại tiện táo gia thêm Đại hoàng, Mang tiêu.

3.3.2. Thể tỳ vị thực nhiệt

* Chứng trạng:

Vùng thượng vị đầy đau không cho ấn, đại tiện táo, miệng khô, rêu lưỡi vàng dầy nhớt, mạch hoạt sác.

* Pháp điều trị:    Thông lý công hạ, thanh nhiệt chỉ thống.

* Bài thuốc:     Thanh tụy thang hợp Đại thừa khí thang (Thương hàn luận):

– Sài hồ 09g – Hồ hoàng liên 03g
– Bạch thược 15g – Mộc hương 09g
– Diên hồ sách 09g – Hậu phác 09g
– Đại hoàng 15g – Hoàng cầm 09g
– Mang tiêu 09g (Chiêu) – Chỉ thực 09g

* Ý nghĩa bài thuốc:

Đại thừa khí thang: Thông lý công hạ. Thanh tụy thang: Thanh nhiệt lý khí chỉ thống. Diên hồ sách, Mộc hương: Lý khí chỉ thống. Bạch thược: Thư loạn chỉ thống.

3.3.3. Thể ứ nhiệt

* Chứng trạng:   Sốt cao rét run, bụng đau dữ dội kéo dài, không cho ấn, buồn nôn, nôn, miệng khô, bứt rứt, đại tiện bí kết, bụng và lưng có ban ứ, chất lưỡi tím tối, rêu lưỡi vàng khô, mạch hồng sác.

* Pháp điều trị:  Hoạt huyết hoá ứ, thanh nhiệt thông phủ.

* Bài thuốc:

Đào hồng tứ vật thang (Y tông kim giám) hợp Đại thừa khí thang (Thương hàn luận) gia giảm:

– Đào nhân 09g – Hồng hoa 06g
– Đương qui 09g – Xuyên khung 06g
– Xích thược 09g – Hồng đăng 30g
Bại tương thảo 30g – Mang tiêu 09g (Chiêu)
– Chỉ thực 09g – Sinh Đại hoàng 09g (cho sau)
– Hậu phác 06g

* Ý nghĩa bài thuốc:

Đào nhân, Hồng hoa, Đương qui, Xuyên khung, Xích thược: Hoạt huyết hoá ứ. Sinh Đại hoàng, Mang tiêu, Chỉ thực, Hậu phác: Thông phủ tiết nhiệt. Hồng hoa, Bại tương thảo: Thanh nhiệt giải độc, tiêu ung nhọt bài nùng, hoạt huyết hoá ứ.

3.3.1. Thể can đởm thấp nhiệt

* Chứng trạng:

Sườn phải đau, hoàng đản, mệt mỏi, buồn nôn, nôn, rêu lưỡi vàng nhớt, mạch huyền hoạt hoặc sác.

* Pháp điều trị:   Thanh lợi thấp nhiệt can đởm.

* Bài thuốc:    Thanh tụy thang hợp Long đởm thảo tả can thang (Lan thất bí tàng) gia giảm:

– Sài hồ 09g – Hồ Hoàng liên 03g
– Bach thược 15g – Mộc hương 09g
– Diên hồ sách 09g – Mộc thôn 06g
– Long đởm thảo 03g – Hoàng cầm 09g
– Sinh Đại hoàng 09g (Cho sau) – Sơn chi 09g

* Ý nghĩa bài thuốc:

Sài hồ, Diên hồ sách, Mộc hương: Sơ can lý khí chỉ thống. Hoàng cầm, Sơn chi, Hồ Hoàng liên, Long đởm thảo: Thanh nhiệt. Mộc thông: Lợi thấp Sinh Đại hoàng: Thông phủ tiết nhiệt.

3.3.2. Thể tỳ vị hư hàn

* Chứng trạng:     Người mệt mỏi, đại tiện phân nát hoặc lỏng, không muốn ăn, rêu lưỡi trắng mỏng hoặc ít rêu, mạch tế nhược.

* Pháp điều trị:      Kiện tỳ hoà vị.

* Bài thuốc:     Tứ quân tử thang (Thái bình huệ dân hoà tễ cục phương) hợp Bảo hoà hoàn (Đan khê tâm pháp) gia giảm:

– Đẳng sâm 09g – Bạch truật 09g
– Phục linh 12g – Cam thảo 06g
– Bán hạ 09g – Trần bì 06g
– Liên kiều 12g – Sơn tra 12g
– Thần khúc 12g

* Ý nghĩa bài thuốc:

Đẳng sâm, Bạch truật, Phục linh, Cam thảo: Kiện tỳ ích khí. Bán hạ, Trần bì: Hoà vị. Liên kiều: Thanh nhiệt tán kết. Sơn tra, Thần khúc: Tiêu thực hoà vị.

Nếu vùng thượng vị đau tái đi tái lại gia Mộc hương, Diên hồ sách, x.s.g, Tạo giác thích, Bồ hoàng, Ngũ linh chi để lý khí hoạt huyết hoá ứ chỉ thống.

3.3.3. Phương thuốc khác

– Đại hoàng huyền minh phấn phương:

Sinh địa: 09 – 12g ; Huyền minh phấn: 15 – 30g.

Nước sôi 200ml hãm chia 3 lần uống hoặc qua xông dạ dày.

– Viêm tụy cấp sau 4 – 6 giờ phát bệnh: Bụng trên đau, buồn nôn mà không nôn được có thể dùng nước muối nhạt hoặc đè lưỡi kích thích cho nôn.

  1. Phòng bệnh

– Có chế độ ăn điều độ, kiêng rượu.

– Phòng và chữa bệnh giun.

– Điều trị tốt các bệnh: Viêm túi mật, sỏi mật.

– Người đã bị viêm tụy cấp, bình thường nên ăn ít nhưng chia nhiều bữa. Ăn ít dầu mỡ, cấm uống rượu.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *